Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Phát triển nông thôn (PTNT) là chuyên ngành định hướng quản lý kinh tế - xã hội nông thôn. Đào tạo chuyên ngành PTNT là trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về kỹ thuật nông nghiệp, tổ chức xã hội, quản lý kinh tế, pháp luật và chính sách phát triển, … cùng những kỹ năng tổ chức và làm việc với cộng đồng, chẩn đoán và sắp xếp nhu cầu ưu tiên phát triển; lập kế hoạch, phân tích và đánh giá dự án…. Người tốt nghiệp đại học ngành PTNT có cơ hội làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên ngành, tổ chức tư vấn, đoàn thể xã hội, … về các lĩnh vực: tổ chức và quản lý các loại hình sản xuất trong cộng đồng; hoạch định, tổ chức, đánh giá các chương trình, dự án PTNT các cấp; chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nghiên cứu các giải pháp tác động vào cộng đồng góp phần nâng cao đời sống và phát triển năng lực của cộng đồng ở nông thôn.

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành Phát triển Nông thôn đào tạo các kỹ sư:

  • Có lòng yêu nước, thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;
  • Có ý chí lập thân, lập nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm, có năng lực thực hành, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức cộng đồng và hợp tác, có ý thức bảo vệ môi trường, có nếp sống văn minh lành mạnh và sức khỏe tốt;
  • Có kiến thức cơ bản đủ rộng (kỹ thuật, kinh tế, xã hội), có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội;
  • Có khả năng dự đoán được tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn địa phương và vùng để thực hiện và tổ chức thực hiện kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp có hiệu quả, đảm bảo duy trì và phát triển bền vững đời sống văn hóa và kinh tế vùng nông thôn ĐBSCL.

 

II. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA KHOÁ HỌC

  • Khối tuyển sinh: khối A (Toán, Lý, Hóa); khối A1 (Toán, Lý, Anh văn); khối B (Toán, Hóa, Sinh)
  • Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)
  • Số lượng tuyển sinh: 80 sinh viên
  • Chức danh sau đào tạo: Kỹ sư

 

III. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP, NƠI XIN VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có khả năng làm việc tại các cơ quan nghiên cứu PTNT, các đơn vị chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, các bộ phận tổ chức, quản lý, điều hành ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Vì chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở trang bị kiến thức rộng, do đó, ngoài nghiệp vụ chính sinh viên vẫn có thể làm việc như sinh viên của các ngành kinh tế khác nếu trong quá trình học sinh viên chọn các môn chuyên ngành trong phần môn học tự chọn phù hợp với ngành mình sẽ tham gia công tác sau này

 

IV. CƠ HỘI HỌC TIẾP VÀ HỌC SAU ĐẠI HỌC

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Phát triển Nông thôn, sinh viên có thể đăng ký học thêm một bằng đại học khác cùng nhóm ngành họac học tiếp sau đại học bậc cao học hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành Phát triển Nông thôn, Hệ thống Nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Quản trị Kinh doanh... ở các trường đại học trong nước cũng như nước ngoài.

 

V. CHƯƠNG TRÌNH HỌC    xem chi tiết

(Updated: 31/7/2021)

Thông báo

Số lượt truy cập

5792455
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
100
970
9829
5792455

Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:+84-292-3833256 - Fax : +84-292-3831270
Email: mdi@ctu.edu.vn; Admin: ntthien@ctu.edu.vn