ĐT: 84-292-3831260; Fax: 84-292-3831270; E-mail: sep@ctu.edu.vn
(Updated: 10 April 2021)
I. Giới thiệu
Bộ môn Kinh tế - Xã hội và Chính sách là một trong 2 đơn vị trực thuộc Viện, có 09 thành viên trong đó có 6 giảng viên (GV) và 3 nghiên cứu viên (NCV). GV và NCV của Bộ môn có trình độ chuyên môn cao, đa dạng về nông nghiệp nông thôn, kinh tế - xã hội và phân tích chính sách, gồm 3 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ, và 4 Thạc sĩ (3 nghiên cứu sinh). Bên cạnh chức năng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, Bộ môn còn thực hiện các hoạt động nghiên cứu và tư vấn, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.
II. Hoạt động của Bộ môn
1. Đào tạo
Giảng dạy các học phần kinh tế - xã hội và chính sách cho sinh viên/học viên bậc đại học, cao học và tiến sỹ ngành Phát triển Nông thôn và các ngành khác có liên quan trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ. Các nhóm học phần giảng dạy chính bao gồm:
1) Nhóm thống kê và kinh tế ứng dụng: Thống kế ứng dụng nông nghiệp và PTNT; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Kinh tế Nông nghiệp & PTNT; Kinh tế tài nguyên và môi trường; Phân tích chi phí lợi ích; Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; Marketing nông nghiệp; Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp; Quản trị trang trại;…
2) Nhóm xã hội và chính sách phát triển: Nguyên lý PTNT; Xã hội học PTNT; Phân tích sinh kế; Phân tích định chế và tổ chức; Chính sách nông nghiệp và PTNT; Qui hoạch và quản trị xã hội nông thôn; Phát triển cộng đồng; Đánh giá tổn thương và khả năng thích ứng;…
Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao và có kinh nghiệm về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính sách, Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho nhiều sinh viên và học viên ở các cấp học của Viện, và các đơn vị trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ và các trường đại học quốc tế. Các lĩnh vực Bộ Môn quan tâm hướng dẫn luận án sau đại học rất đa dạng gồm Kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn, Kinh tế tài nguyên -môi trường, Thị trường và chuỗi giá trị nông sản, Xã hội, Đánh giá tổn thương và khả năng thích ứng, Phân tích sinh kế, Phân tích chính sách,...
2. Nghiên cứu khoa học
2.1 Nghiên cứu kinh tế ứng dụng
Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm
* Kinh tế tài nguyên và môi trường nông thôn;
* Kinh tế lao động và nguồn nhân lực;
* Kinh tế hợp tác nông nghiệp, nông thôn;
* Chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, tôm, cá tra, cây ăn trái, rau màu);
* Thị trường nông thôn và quản lý rủi ro trong kinh doanh nông sản;
* Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ…
2.2 Nghiên cứu Xã hội và Chính sách
Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm
* Sinh kế bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
* Vấn đề nghèo đói và bình đẳng;
* Đánh giá tổn thương và giải pháp thích ứng với thay đổi tự nhiên và kinh tế - xã hội;
* Di dân và tái định cư;
* Phát triển "Tam Nông và Liên kết vùng";
* Mô hình xây dựng xã “Nông thôn mới”;
* Định chế và chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn;
* Quản trị đô thị và quản lý rủi ro;…
III. Tổ chức nhân sự
Trưởng Bộ môn: Ts. Võ Văn Tuấn
Bảng 1: Tổ chức nhân sự của Bộ môn Kinh tế - Xã hội và Chính sách
Họ tên |
MSCB |
Chức vụ/nhiệm vụ |
Chức danh |
|
A. Tổ chuyên ngành: Kinh tế ứng dụng |
||||
1. Lê Cảnh Dũng |
000775 |
|
PGs.Ts, GVCC |
lcdung@ctu.edu.vn |
009651 |
|
Ths., NCV |
thvtkiet@ctu.edu.vn |
|
3. Lê Xuân Thái |
002203 |
Thư ký Bộ môn |
Ths., GV |
lxthai@ctu.edu.vn |
4. Dương Ngọc Thành |
000773 |
|
PGs.Ts., GVCC |
dnthanh@ctu.edu.vn |
5. Nguyễn Thị Kim Thoa |
008851 |
|
Ths., NCV |
ntkthoa@ctu.edu.vn |
B. Tổ chuyên ngành: Xã hội và Chính sánh |
||||
6. Võ Văn Tuấn |
002726 |
Trưởng BM, TT |
Ts. GV |
vvtuan@ctu.edu.vn |
7. Lý Quốc Đẳng |
009652 |
|
Ths., NCV |
lqdang@ctu.edu.vn |
8. Phạm Công Hữu |
002622 |
|
Ts., GV |
pchuu@ctu.edu.vn |
9. Nguyễn Văn Sánh |
000771 |
|
PGs.Ts., GVCC |
nvsanh@ctu.edu.vn |
IV.Tư vấn phát triển
Bộ môn đã và đang thực hiện các hoạt động tư vấn về kinh tế - xã hội và chính sách với các đối tác quốc tế (WB, IFC, IRRI, CARE international, GIZ, CIDA, IFAD, ODI, CSIRO, OXFAM, AusAID, USAID, YANMAR, UNDP, JPOWER và NGOs quốc tế khác…) và các tổ chức/cơ quan trong nước (Bộ, tỉnh, huyện, xã, doanh nghiệp và NGOs Việt Nam).
Các lĩnh vực tư vấn
* Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, tỉnh, huyện, xã nông thôn mới;
* Qui hoạch phát triển ngành nghề và nguồn nhân lực;
* Lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá chương trình và dự án phát triển;
* Phân tích và nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực của các địa phương;
* Xây dựng và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế hợp tác;
* Phân tích sinh kế, đánh giá tổn thương và khả năng thích ứng đối với thay đổi;…
* Nâng cao năng lực, xây dựng và đánh giá mô hình Mỗi làng một sản phẩm (OCOP);…
V. Các nghiên cứu và tư vấn chính do Bộ môn chủ trì trong các năm gần đây
* Đánh giá sinh khối phục vụ phát triển năng lượng xanh (2020) (JPower-Japan)
* Giải pháp cân bằng cung cầu thị trường, phát triển bền vững các chuỗi ngành hàng chủ lực vùng ĐBSCL: Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo. Chương trình cấp nhà nước (2017-2019).
* Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười thuộc vùng ĐBSCL . Chương trình do 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An tài trợ (2017).
* Chính sách và định chế phát triển bền vững sản xuất tôm, lúa ven biển ĐBSCL (2015-2016) thuộc dự án LMPPI hợp tác bởi Chương trình Fulbright Giảng dạy Kinh tế - Chính sách công ĐH Kinh tế TP. HCM
* Phân tích chính sách và định chế tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của nông dân sản xuất lúa vùng ĐBSCL. Hợp phần 4.3 thuộc Dự án “Thay đổi sử dụng đất thích ứng với BĐKH – CLUES” (2012 – 2015)
* Đánh giá thực trạng sinh kế và khả năng thích ứng của nông hộ với BĐKH ở ĐBSCL. Hợp phần 4.1 và 4.2 thuộc Dự án CLUES” (2012 – 2015)
* Phân tích thay đổi nông nghiệp, nông thôn, sinh kế nông dân và cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL. Dự án do Trường Đại học Cần Thơ hợp tác với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Yanmar (YARI) (2013-2015).
* Phân tích hiện trạng ứng dụng 1P5G trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Bộ NN&PTNT hợp tác với Ngân hàng Thế giới (2013).
* Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn ĐBSCL. Đề tài hợp tác với Bộ, tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh khác ở ĐBSCL (2012-2014).
* Phân tích chuỗi giá trị nông sản chủ lực và cạnh tranh nông nghiệp ở ĐBSCL. Các dự án hợp tác quốc tế (Ngân hàng Thế giới, ODI, GIZ,…) đề tài Bộ và các tỉnh ĐBSCL.
* Quản lý nước trên quan điểm giới và dân tộc và truyền thông kiến thức BĐKH cho sinh viên dân tộc. Đề tài hợp tác với M-Power, CCCO và ACCCRN (2013).
* Đánh giá tác động của hệ thống đê bao ngăn lũ, tái định cư, tổn thương và khả năng thích ứng của nông hộ với lũ vùng ĐBSCL. Nghiên cứu trong Dự án WISDOM, điều phối bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đức (ZEF) và Viện Nghiên cứu An toàn Con người và Môi trường – Trường Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-EHS) (CHLB Đức) (2008-2012).
* Tư vấn phát triển “Tam nông và Liên kết vùng”, “tái cơ cấu nông nghiệp” và nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực các tỉnh và vùng ĐBSCL cho BCĐ Tây Nam Bộ, các Bộ, các tỉnh ĐBSCL và các đối tác quốc tế.
* Tư vấn đánh giá tác động của hạn hán/xâm nhập mặn và Covid-19 đối và giải pháp trữ nước và sinh kế thích ứng của các nhóm dễ bị tổn thương ở ĐBSCL: Trường hợp Cà Mau, Bạc Liêu và Bến Tre. Tài trợ bởi UNDP và điều phối kỹ thuật bởi MVNC (2020).