(Updated: 31/8/2020)
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Rural Development
Đào tạo cao học chuyên ngành Phát triển Nông thôn là chương trình đào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Thạc sĩ phát triển nông thôn (PTNT) là cán bộ được trang bị (cập nhật, nâng cao) các kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, xã hội … liên quan đến PTNT và nhất là kỹ năng tổ chức, làm việc với cộng đồng; có khả năng chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên phát triển và (tư vấn cho lãnh đạo) về hoạch định, tổ chức, quản lý các chương trình, dự án PTNT các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỤ THỂ VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Phát triển Nông thôn sẽ đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý và hoạch định chính sách liên quan phát triển nông thôn và giảng dạy, nghiên cứu khoa học:
- Có lập trường chính trị kiên định, và quan điểm rõ ràng về phục vụ phát triển nông thôn Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL.
- Có kiến thức vững vàng về các khái niệm, các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - phát triển nông thôn bền vững. Trong đó, các vấn đề nổi bật nhất liên quan phát triển nông thôn ở Việt Nam và ĐBSCL sẽ được đặc biệt quan tâm.
- Có kỹ năng chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên trong việc hoạch định và tổ chức phát triển nông thôn bền vững ở các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng.
- Có khả năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương về hoạch định và quản lý các chương trình, các dự án liên quan đến phát triển nông thôn.
- Sau khi tốt nghiệp ngành này, học viên sẽ có đủ năng lực về quản lý, hoạch định chính sách và tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông thôn. Nếu muốn tiếp tục học tập và nghiên cứu khoa học cao hơn, học viên có thể học lên tiến sĩ về lãnh vực này.
II. NHỮNG THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ KHOÁ HỌC
Đối tượng:Học viên đã tốt nghiệp đại học các ngành: Phát triển Nông thôn, Nông học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Kinh tế Nông nghiệp, Xã hội học Nông thôn, Hệ thống Canh tác, hoặc Hệ thống Nông nghiệp.
Các môn thi tuyển:
- Ngoại ngữ
2. Toán thống kê
3. Hệ thống canh tác
Thời gian đào tạo: 3 năm (kể cả thời gian làm luận văn tốt nghiệp)
Chức danh sau đào tạo: Thạc sĩ
Các hướng nghiên cứu khoa học chính trong chương trình đào tạo: Xã hội học nông thôn, Nâng cao nguồn lực nông thôn, Quản lý tài nguyên nông thôn, Quản lý kinh tế nông thôn, Chính sách phát triển nông thôn. Ngoài ra, học viên có thể đề xuất các hướng nghiên cứu khác phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp tại địa phương hay nơi công tác
III. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
IV. CƠ HỘI HỌC TIẾP
Sau khi tốt nghiệp học viên có thể đăng ký học nghiên cứu sinh chuyên ngành này ở các trường đại học trong và ngoài nước.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ: Phòng QLKH & ĐTSĐH Đại học Cần Thơ, khu 2 đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.
Điện thoại: 071-3830428, Website: http://www.ctu.edu.vn/colleges/graduate/