(Updated: 31/8/2020)

Chuyên ngành: HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP - Agricultural Systems

 

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đào tạo chuyên ngành “Hệ thống nông nghiệp” trình độ thạc sĩ từ năm 2009. Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MDI) là đơn vị trực tiếp quản lý và đào tạo với sự tham gia, hợp tác giảng dạy của giảng viên từ các Khoa liên quan trong và ngoài ĐHCT.

 

 MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Ngành Hệ thống nông nghiệp (HTNN) bậc thạc sỹ do Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đào tạo từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (MDI) trực tiếp quản lý.

Chương trình tích hợp kiến thức chuyên ngành: (1) quy hoạch, (2) kinh tế và thị trường, (3) tổ chức sản xuất và quản lý toàn bộ chuỗi ngành hàng nông nghiệp.

Ngành đào tạo này đáp ứng chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp và kinh doanh nông nghiệp.

 

 

 VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ NGHỀ NGHIỆP

Thạc sĩ ngành HTNN có tư duy hệ thống, kiến thức và kỹ năng quy hoạch và tổ chức chuỗi ngành hàng nông sản và sản phẩm nông nghiệp với sự tham gia của nhiều tác nhân liên quan trong chuỗi nên có thể làm việc ở nhiều vị trí của nhiều tổ chức khác nhau như sau:

  • Cán bộ, công chức hoặc viên chức quản lý Nhà nước hoặc chuyên môn ở các đơn vị sự nghiệp công của UBND và các ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn, khoa học - công nghệ, công – thương, tài nguyên – môi trường, khối đảng - đoàn thể - hội,…ở các cấp hành chính;
  • Lãnh đạo, quản lý, điều phối và tư vấn chuyên môn ở doanh nghiệp công và tư, hợp tác xã, liên hiệp hội nghề nghiệp, chương trình/dự án phát triển nông nghiệp – nông thôn (tái cơ cấu nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp cạnh tranh, nông nghiệp hữu cơ,…), tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
  • Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trườn trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, trung tâm/viện ngiên cứu;
  • Có thể học bậc tiến sĩ với các ngành như phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp và ngành khác thuôc khối nông nghiệp, môi trường và kinh tế trong và ngoài nước.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được tổ chức rất linh động theo hình thức tập trung hoặc cuối tuần, thời gian học là 2 năm.

Chương trình có 4 khối kiến thức chuyên sâu:

  • Quản lý tài nguyên nông nghiêp: Nguyên lý hệ thống và quản lý bền vững tài nguyên; hệ thống hỗ trợ quyết định trong quy hoạch và mô phỏng sử dụng hợp lý tài nguyên đa mục tiêu;
  • Kỹ thuật hệ thống nông nghiệp: Hệ thống cây trồng, vật nuôi và thủy sản thích nghi; nông nghiệp thông minh/ chính xác; nông nghiệp đô thị; bảo tồn đất, nước và đa dạng sinh học;
  • Kinh tế: kinh tế nông nghiệp; kinh tế tài nguyên môi trường; hệ thống chuỗi giá trị nông nghiệp; marketing nông nghiệp;
  • Xã hội: thiết chế, tổ chức và quản lý phát triển nông nghiệp; quản lý dự án nông nghiệp; phân tích chính sách phát triển nông nghiệp-nông thôn; phát triển nguồn lực xã hội.

Thông tin chi tiết nội dung chương trình có trên website của Viện và Trường

 ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

Đối tượng tốt nghiệp đại học các ngành sau: Nông học, Khuyến nông, Chăn nuôi, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Nuôi trồng thủy sản, Lâm sinh, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Công nghệ rau quả và cảnh quan. 

 Môn thi tuyển gồm 3 môn (cơ bản và cơ sở)

  • Tiếng Anh
  • Toán thống kê
  • Hệ thống canh tác

 Điều kiện trúng tuyển

Mỗi môn thi đạt điểm từ 5 trở lên (thang điểm 10). Nếu học viên có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL từ 400 (IELTS từ 4,5; hoặc tương đương) trở lên trong thời hạn hai năm kể từ ngày cấp chứng thì được xét miễn thi môn tiếng Anh.

 

 CƠ HỘI TRONG THỜI GIAN HỌC TẬP

Trong thời gian học, học viên có cơ hội tham gia đề tài nghiên cứu, dự án phát triển trong và ngoài ĐBSCL với giảng viên, nghiên cứu sinh của ĐHCT hoặc từ các nước khác. Học viên được cấp kinh phí để thực hiện luân văn tốt nghiệp.

 

 Địa chỉ liên hệ

 Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - Đại học Cần Thơ

 Địa chỉ: Khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

 Điện thoại: 0292-3833256; 0292-3832475

DĐ: 0918181472, email: nhtin@ctu.edu.vn (Ts.Nguyễn Hồng Tín)

DĐ: 0909186071, email: ngttam@ctu.edu.vn  (Ts. Nguyễn Thành Tâm)

Website: http://mdi.ctu.edu.vn

(Updated: 31/8/2020)

Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Rural Development

Đào tạo cao học chuyên ngành Phát triển Nông thôn là chương trình đào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Thạc sĩ phát triển nông thôn (PTNT) là cán bộ được trang bị (cập nhật, nâng cao) các kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, xã hội … liên quan đến PTNT và nhất là kỹ năng tổ chức, làm việc với cộng đồng; có khả năng chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên phát triển và (tư vấn cho lãnh đạo) về hoạch định, tổ chức, quản lý các chương trình, dự án PTNT các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng.

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỤ THỂ VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Phát triển Nông thôn sẽ đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý và hoạch định chính sách liên quan phát triển nông thôn và giảng dạy, nghiên cứu khoa học:

  • Có lập trường chính trị kiên định, và quan điểm rõ ràng về phục vụ phát triển nông thôn Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL.
  • Có kiến thức vững vàng về các khái niệm, các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - phát triển nông thôn bền vững. Trong đó, các vấn đề nổi bật nhất liên quan phát triển nông thôn ở Việt Nam và ĐBSCL sẽ được đặc biệt quan tâm.
  • Có kỹ năng chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên trong việc hoạch định và tổ chức phát triển nông thôn bền vững ở các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng.
  • Có khả năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương về hoạch định và quản lý các chương trình, các dự án liên quan đến phát triển nông thôn.
  • Sau khi tốt nghiệp ngành này, học viên sẽ có đủ năng lực về quản lý, hoạch định chính sách và tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông thôn. Nếu muốn tiếp tục học tập và nghiên cứu khoa học cao hơn, học viên có thể học lên tiến sĩ về lãnh vực này.

 

II. NHỮNG THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ KHOÁ HỌC

Đối tượng:Học viên đã tốt nghiệp đại học các ngành: Phát triển Nông thôn, Nông học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Kinh tế Nông nghiệp, Xã hội học Nông thôn, Hệ thống Canh tác, hoặc Hệ thống Nông nghiệp.

Các môn thi tuyển:

  1. Ngoại ngữ
    2. Toán thống kê
    3. Hệ thống canh tác

Thời gian đào tạo: 3 năm (kể cả thời gian làm luận văn tốt nghiệp)

Chức danh sau đào tạo: Thạc sĩ

Các hướng nghiên cứu khoa học chính trong chương trình đào tạo: Xã hội học nông thôn, Nâng cao nguồn lực nông thôn, Quản lý tài nguyên nông thôn, Quản lý kinh tế nông thôn, Chính sách phát triển nông thôn. Ngoài ra, học viên có thể đề xuất các hướng nghiên cứu khác phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp tại địa phương hay nơi công tác

III. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT    

 - Khung chương trình      

Đề cương học phần 

 - Cây môn học                   

 

IV. CƠ HỘI HỌC TIẾP

Sau khi tốt nghiệp học viên có thể đăng ký học nghiên cứu sinh chuyên ngành này ở các trường đại học trong và ngoài nước.

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ: Phòng QLKH & ĐTSĐH Đại học Cần Thơ, khu 2 đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.

Điện thoại: 071-3830428, Website: http://www.ctu.edu.vn/colleges/graduate/

Thông báo

Số lượt truy cập

5562647
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
270
1366
11295
5562647