Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
AGRICO
"Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL đào tạo nhân lực, nghiên cứu và triển khai giải pháp khoa học cho sự thịnh vượng "
Social analysis for rural investment projects (International Master of Science in Rural Development, Ghent University) Nov 2022
Social analysis for rural investment projects, Nov 2022
Sinh viên tra cứu tài liệu tại thư viện Viện
Sinh viên học tập nhóm tại thư viện Viện
Ngân hàng gen - Rice Genebank
Kiểm tra giống lúa lưu trữ trong Kho đông lạnh
Cán bộ và sinh viên nghiên cứu tại phòng Thí nghiệm Viện
Cán bộ Viện, đối tác nước ngoài và cán bộ địa phương thực tế ngoài đồng
Thí nghiệm ngoài đồng

CHƯƠNG TRÌNH

Kế Hoạch Tổ chức Hoạt động “Thi Viết Bảo Tồn Dơi Ngựa”

 

Giới thiệu

Dự án: “Hãy Bảo Tồn Dơi Ngựa” được tổ chức Rufford (Anh Quốc) tài trợ để thực hiện 03 hoạt động chính: (i) tổ chức khảo sát số lượng và loài dơi tại ba quần thể: Chùa Dơi, TP. Sóc Trăng, và Rừng Ngập Mặn An Thạnh Nam, Cù Lao Dung (Sóc Trăng), Chùa Là Ca Cũ, Nhị Trường, Cầu Ngang (Trà Vinh); (ii) đánh giá và xác định các nguyên nhân giảm thiểu, rủi ro đến môi trường sống của đàn dơi; (iii) nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua hình thức giáo dục bảo tồn. Với hoạt động nâng cao nhận thức, nhóm dự án đã làm việc với 2 - 3 trường học tại từng vùng dơi sinh sống nhằm tìm hiểu nhận thức của các em học sinh, cộng đồng về loài dơi Ngựa quí hiếm này. Thêm vào đó, nhóm mong muốn tác động đến đối tượng sinh viên - đối tượng đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học trong vùng với hình thức “Thi viết về bảo tồn Dơi Ngựa". Hoạt động giáo dục với chủ đề “Thi viết về bảo tồn Dơi Ngựa" với mục đích nâng cao nhận thức của  đối tượng thanh niên đối với việc bảo tồn loài dơi này tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực Miền Nam Việt Nam, là vùng mà các loài dơi này đang tập trung sinh sống, điển hình là các khu vực như Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh), Sóc Trăng, Trà Vinh,...

 

Để thực hiện hoạt động trên, nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ đã lập kế hoạch làm việc và xin phép Uỷ Ban Nhân hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi có đàn dơi Ngựa sinh sống để tiến hành khảo sát và triển khai.  Tại Trà Vinh, với sự đồng ý và cho phép của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh thực hiện và kết hợp với đối tác địa phương theo số 2858/UBND-NN ngày 06 tháng 07 năm 2022, nhóm sẽ làm việc với Sở NN và PTNT Tỉnh, và Chi Cục Kiểm Lâm (thông qua đối tác Trường Đại học Trà Vinh). Tại Sóc Trăng,  Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh đã đồng ý và cho phép nhóm dự án thực hiện và kết hợp với đối tác địa phương theo số 1384/UBND-KT ngày 30 tháng 6 năm 2022, nhóm sẽ làm việc với Sở NN và PTNT Tỉnh, và Chi Cục Kiểm Lâm.

Tầm quan trọng của chương trình

Tại Việt Nam, Dơi Ngựa thuộc nhóm IIB (nhóm động vật rừng nguy cấp, quí hiếm). Trong danh mục danh sách các các loài nguy cấp của Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), Dơi Ngựa nằm trong nhóm tổn thương (dơi Ngựa Bé, dơi Ngựa Thái Lan), và trong nhóm gần đe doạ (Dơi Ngựa lớn). Dơi Ngựa đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cây ăn trái bằng cách thụ phấn khi chúng kiếm ăn và phân tán hạt giống khi chúng di chuyển khắp nơi trong thời gian đi ăn. Ước tính có khoảng 134 loài thực vật tạo ra các sản phẩm được con người sử dụng phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào loài dơi để phát tán hạt giống hoặc thụ phấn (UN, 2010). Thông qua vai trò này,  Dơi Ngựa  cung cấp môi trường sống cho các loài động thực vật khác và gia tăng  năng suất cây ăn trái (xoài, sầu riêng, dừa,…), mật ong và các ngành công nghiệp thực vật địa phương khác (Ni, 2015).

Tuy nhiên, cộng đồng vẫn chưa biết nhiều về loài Dơi Ngựa - loài nằm trong danh sách cần được bảo vệ nhóm IIB (Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, số 06/2019/NQ-CP của TT Chính Phủ), hay kể cả danh sách tổn thương và gần bị đe doạ từ Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN). Cộng đồng vẫn chưa biết nhiều về nguồn gen đa dạng sinh học quí hiếm này tại cộng đồng mình, vẫn còn xảy ra tình trạng săn bắt, mua bán, ăn thịt, phá,…Việc nâng cao nhận thức về loài này là cần thiết để hạn chế các nguy cơ đó và nhằm bảo vệ đàn dơi. Hơn thế nữa, việc bảo vệ dơi và duy trì số lượng dơi nhằm góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm này trong môi tường, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho địa phương và quốc gia.

 

Các đối tượng tham gia cuộc thi này mong muốn hiểu thêm về loài dơi ngựa và hiểu thêm các vấn đề liên quan về Dơi Ngựa, vui lòng đăng ký và tham gia seminar từ 15:00 - 16:30 giờ ngày 10/1/2023 (online và offline). Địa điểm tổ chức tại Khu II - Trường Đại học Cần Thơ với hình thức offline và google meet (sẽ gửi đường link cho đối tượng đăng ký vào thứ hai - ngày 9/1/2023). Buổi seminar sẽ do những người có kinh nghiệm thực tế đến chuyên ngành chia sẻ và trình bày: Trường Đại học Cần Thơ, nghiên cứu độc lập, và Chi Cục Kiểm Lâm. Thời gian đăng ký từ nay đến 8/1/2023. Đường link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeQ6FM93LEnPDFrqkkiUi8KF-LH8rPs_yg0qEYcPqIkB_26mw/viewform

 

Thời gian và đối tượng tham gia

  • Thời gian: 04/01/2023-14/02/2023
  • Đối tượng tham gia: giáo viên cấp 2 - 3 các trường học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (khuyến khích sinh viên đến từ  Trà Vinh, Sóc Trăng, và Cần Thơ)
  • Hình thức tham gia: Dự thi online, người dự thi trả lời các câu hỏi trực tiếp qua Google Form tại đường link tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfqiS0ZUtw0682ob46J55iC4XfVzQa_tfLQKnY6N3pzy57-6A/viewform

Tiêu chí đánh giá

  • Trả lời đầy đủ các câu hỏi trong mẫu (Google form) của chương trình;
  • Thể hiện rõ ý kiến cá nhân, mang tính phản biện, tranh luận thay vì mô tả từ các câu hỏi mở;
  • Phần trả lời mang tính thực tế, cụ thể, không quá chung chung;
  • Bài viết dựa trên trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế được đánh giá cao;

Lưu ý: Bài dự thi phải là bài viết do cá nhân người dự thi thực hiện và đảm bảo chưa từng dự thi tại các cuộc thi viết khác. Bất kì trường hợp sao chép, gian lận, vi phạm bản quyền tác giả trong quá trình dự thi nào đều không được chấp nhận và bài dự thi sẽ lập tức bị loại.

Ban đánh giá bài viết

  • Lý Quốc Đẳng, điều phối dự án, chuyên gia nghiên cứu, Trường Đại học Cần Thơ
  • Nguyễn Trần Vỹ, chuyên gia nghiên cứu, Viện Sinh học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh
  • Lâm Quang Ngôn, nghiên cứu độc lập
  • Trương Thanh Phi Long, phó trưởng phòng quản lý phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên , Chi Cục Kiểm Lâm Tỉnh Trà Vinh

 

Cơ cấu giải thưởng và quyền lợi

  • 05 bài viết có nội dung được đánh giá cao nhất sẽ được chọn và trao giải, mỗi bài 700,000 đồng.
  • Chứng nhận tham gia từ tổ chức điều phối dự án từ Trường Đại học Cần Thơ

 

Nhóm dự án

 

  1. Lý Quốc Đẳng

Điều phối dự án

Viện NCPT ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ

Khu II, Đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Điện thoại: 0909-886-896

Email: lqdang@ctu.edu.vn

—-

Nguyễn Ngọc Phương Thảo

Trợ lý dự án

Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ

Khu II, Đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Điện thoại: 0375-518-127

Email: ngocphuongthao2611@gmail.com

—--

Vương Khả Tú

Thư ký

Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ

Khu II, Đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Điện thoại: 0769-702-869
Email: vuongkhatu04060@gmail.com

Thông báo

Số lượt truy cập

5792447
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
92
962
9821
5792447

Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:+84-292-3833256 - Fax : +84-292-3831270
Email: mdi@ctu.edu.vn; Admin: ntthien@ctu.edu.vn