Mạng lưới Nghiên cứu Hành động Giới - Hướng đến nhu cầu thực tế của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bài và ảnh: Lý Quốc Đẳng, Nguyễn Thị Như Ý

 

Trong bối cảnh phát triển xã hội, cụ thể biến đổi xã hội và khí hậu. Vấn đề giới cần được quan tâm hơn. Và mạng lưới này được hình thành là điều tất yếu, rất phù hợp, tôi rất hoan nghênh”, phát biểu của lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long- Trường Đại học Cần Thơ, TS. Đặng Kiều Nhân.

 

Hình 1: phát biểu của Viện trưởng Viện NCPT ĐBSCL- Trường Đại học Cần Thơ

 

Ngày 31/3 vừa qua, Mạng lưới Nghiên cứu Hành động Giới hay GAR Network Mekong đã tổ chức thành công buổi ra mắt Mạng lưới Nghiên cứu Hành động Giới” (Gender Action Research Network). Thành phần tham dự buổi ra mắt này bao gồm hơn 20 người đến từ các khoa, trường, sở hội ban ngành. 

 

Hình 2:  thành phần tham gia trong buổi ra mắt mạng lưới

 

Mạng lưới ra đời là sự quan tâm của nhóm chuyên ngành - những người có tâm huyết và chuyên môn trong mảng nghiên cứu phụ nữ, giới và phát triển tại Việt Nam và vùng Mekong. Sứ mạng mạng lưới mong muốn là cống hiến và góp sức lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành xã hội học nghiên cứu giới và phát triển, đặc biệt là nhóm yếu thế trong xã hội (marginalised group) như phụ nữ dân tộc, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ nông thôn và vùng ven biển, phụ nữ di cư, thanh niên, cộng đồng khuyết tật, và LGBT. Mạng lưới mong muốn tạo một môi trường công bằng và bình đẳng hơn, thu ngắn khoảng cách xã hội trong các nhóm và hỗ trợ hòa nhập xã hội giữa các nhóm trong xã hội.

 

Lý Quốc Đẳng, điều phối mạng lưới chia sẻ “Đây là ước mơ của tôi khi tôi đang làm nghiên cứu sinh từ chương trình UCRSEA tại Thái Lan và Canada. Tôi muốn sử dụng kiến thức được học và nghiên cứu của mình để tiếp cận, nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ và giới bài bản và chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, mảng giảng dạy giới và phát triển trong các trường, nghiên cứu từ các dự án vẫn chưa cụ thể hoá phân tích giới. Họ chỉ tập trung và chỉ dừng lại ở vai trò giới. Theo hiểu biết cá nhân của tôi khía cạnh Giới rất rộng và được hiểu là kiến thức, quyền lực và chính trị. Chúng ta cần hiểu mối quan hệ giới như thế nào từ vai trò của từng người, từ đó sẽ xác định quyền lực của họ. Thay đổi vai trò cũng đồng nghĩa với quyền lực và vị trí. Nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách vẫn kỳ vọng vào sự tham gia, đưa số lượng tham gia ngày càng cân bằng hơn. Tôi không tin rằng sự tham gia luôn đồng nghĩa với quyền lực và vị trí của phụ nữ trong xã hội. Chỉ khi nào mối quan hệ giữa họ được cải thiện, tiếng nói của họ xem trọng hơn, thì quyền lực và vị trí mới có thể thay đổi. Trong xã hội chúng ta, nam giới có tính bảo thủ và không muốn bị khống chế, do đó vị trí của nữ vẫn bị thống trị bởi nhóm này. Mạng lưới mong muốn đóng góp vào những điểm chưa làm được này.”

 

Hình 3: TS. Lý Quốc Đẳng - điều phối mạng lưới, đang trình bày và thảo luận về Mạng lưới đến tất cả người tham dự

 

Trong thời gian đầu, mạng lưới sẽ triển khai những hoạt động trong phạm vi trong trường Đại học Cần Thơ và các trường lân cận trong khu vực ĐBSCL. Các hoạt động bao gồm: Mekong Gender Talks, hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án liên quan, tập huấn và đào tạo kiến thức về giới cho cộng đồng mà nhất là giới trẻ, và tổ chức các hội thảo - hội nghị và các sự kiện. Cho đến hiện nay, mạng lưới đã nhận hồ sơ đăng ký từ các đối tác để tổ chức 05 Mekong Gender Talks, đã lên kế hoạch viết 03 dự án với các đối tác trong và ngoài trường. Mạng lưới hiện tại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các chuyên gia đến từ CIP - CGIAR, Trường Đại học Montana (Hoa Kỳ), Bộ môn Nghiên cứu Phụ Nữ, Trường Đại học Chiang Mai (Thái Lan), và Công ty Luật tại Hà Nội (Việt Nam). Sau một thời gian hoạt động trong nước, mạng lưới sẽ mở rộng với các đối tác trong khu vực hạ lưu Mekong bao gồm Lào, Miến Điện, Campuchia, và Thái Lan.

 

Hình 4: Thông tin kêu gọi đăng ký báo cáo cho hoạt động Mekong Gender Talks hàng tháng

 

Khẩu hiệu của mạng lưới là “chia sẻ kiến thức nữ quyền - thay đổi cuộc sống tốt hơn” (sharing feminist knowledge - changing better lives), mạng lưới hy vọng mang lại một môi trường bình đẳng hơn cho mọi người, bảo vệ và hành động vì một xã hội công bằng hơn, bạn Trang (Trường THPT FPT Cần Thơ, đang học thạc sĩ xã hội học tại Trường ĐH KHXH và NV Tp.HCM) chia sẻ “Em rất vui khi tham gia buổi ra mắt hôm nay. Là người mới chuyển công tác từ Tp. Hồ Chí Minh về, em rất muốn tham gia những hoạt động trong mạng lưới để có thể học tập, trao đổi và kết nối với những người cùng chuyên môn. Cám ơn đã xây dựng mạng lưới.”

 

*Lời cám ơn: chân thành cảm ơn Viện NCPT ĐBSCL- Trường Đại học Cần Thơ đã ủng hộ sự ra đời của mạng lưới. Chân thành cảm ơn CIP - CGIAR và Cty TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự đã tài trợ tổ chức những hoạt động ban đầu cho mạng lưới.

 

Cần Thơ, ngày 31 tháng 3 năm 2023

 

Thông báo

Số lượt truy cập

5783253
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
271
1779
627
5783253

Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:+84-292-3833256 - Fax : +84-292-3831270
Email: mdi@ctu.edu.vn; Admin: ntthien@ctu.edu.vn