Biểu mẫu

CẨM NANG HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VÀ CAO HỌC NGÀNH PTNT

--*--

1. Qui định Luân văn tốt nghiệp Đại học ngành PTNT - Download file

2. Qui định Luân án tốt nghiệp Cao học và Tiến sĩ ngành PTNT - Download file

3. Khung đề cương nghiên cứu - Download file

4. Format luận văn - Download file

5. Kế hoạch thực tập và bảo vệ tốt nghiệp - Download file

6. Bảng đăng ký thực tập tốt nghiệp - Download file

7. Giấy giới thiệu - Download file

 

CÁC LOẠI BIỂU MẪU, MẪU ĐƠN DÀNH  CHO SINH VIÊN         

--*--                         

Mẫu đơn xác nhận                                                                                                  Download file

  1. Mẫu đơn xác nhận là sinh viên: đang học                                                       1.1
  2. Mẫu đơn xác nhận là sinh viên: tạm hoãn nghĩa vụ quân sự                      1.2
  3. Mẫu đơn xác nhận có hoàn cảnh khó khăn                                                     1.3
  4. Mẫu đơn xác nhận có hộ nkhẩu thường trú tại địa phương                          1.4
  5. Mẫu đơn xác nhận đã học xong chương trình                                                  1.5

 

Mẫu đơn, biểu mẫu liên quan đến ngành học, học phần (môn học)            Download file                          

  1. Mẫu kế hoạch học tập toàn khóa                                                                    2.1
  2. Mẫu phiếu đăng ký môn học                                                                           2.2
  3. Mẫu đăng ký nhu cầu mở thêm học phần                                                       2.3
  4. Mẫu đăng ký dự thi tốt nghiệp Khoa học Chính trị                                       2.4
  5. Mẫu đơn xin miễn học phần (lấy mẫu của PĐT)                                            2.5
  6. Mẫu đơn xin thay thế học phần                                                                      2.6
  7. Mẫu đơn xin xóa học phần                                                                             2.7
  8. Mẫu đơn xin chấm phúc khảo                                                                         2.8
  9. Mẫu đơn xin không tính điểm học phần vào TBTL                                        2.9

 

Mẫu đơn, biểu mẫu về thôi học, tạm thôi học, học lại, chuyển trường        Download file

  1. Mẫu đơn xin tạm thôi học: lý do hoàn cảnh khó khăn và lý do khác             3.1
  2. Mẫu đơn xin tạm thôi học: lý do điều trị bệnh                                               3.2
  3. Mẫu đơn xin thôi học: lý do bệnh, hòan cảnh gia đình                                   3.3
  4. Mẫu đơn xin thôi học: lý do dự thi tuyển sinh                                               3.4
  5. Mẫu đơn xin học lại: lý do hòan cảnh khó khăn và lý do khác                      3.5
  6. Mẫu đơn xin học lại: lý do bệnh                                                                     3.6
  7. Mẫu đơn xin học lại: lý do bị đình chỉ học tập có thời hạn                            3.7
  8. Mẫu đơn xin chuyển trường                                                                           3.8

 

Mẫu đơn, biểu mẫu về tốt nghiệp, giấy chứng nhận                                        Download file                                                     

  1. Mẫu đơn đăng ký thực hiện tốt nghiệp                                                           4.1
  2. Mẫu đơn xin xét tốt nghiệp                                                                            4.2
  3. Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận ngoại ngữ tương đương (Trường)           4.3
  4. Mẫu thanh toán ra trường (dành cho tập thể)                                                 4.4
  5. Mẫu thanh toán ra trường cá nhân                                                                  4.5
  6. Mẫu phiếu thông tin sinh viên tốt nghiệp                                                       4.6

 

Mẫu đơn, biểu mẫu về học bổng, học phí                                                           Download file

  1. Mẫu đơn xin gia hạn học phí                                                                          5.1
  2. Mẫu đơn xin miễm giảm học phí                                                                    5.2
  3. Mẫu đơn xin cấp học bổng                                                                             5.3
  4. Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất                                                         5.4
  5. Mẫu đơn xin vay vốn (Quỹ khuyến học PTNT)                                             5.5
  6. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng (Quỹ khuyến học PTNT)                                     5.6
  7. Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất (Quỹ khuyến học PTNT)                 5.7
  8. Mẫu giấy cam kết trả nợ ngân hàng                                                                5.8

 

Mẫu đơn, biểu mẫu khác                                                                                         Download file

  1. Mẫu đơn xin vào ký túc xá                                                                                  6.1
  2. Mẫu đơn xin làm thẻ sinh viên (lần 2, 3)                                                        6.2
  3. Mẫu giấy đề nghị mượn phòng                                                                       6.3
1. Giới thiệu
  • Huấn luyện nông dân và nâng cao năng lực cán bộ địa phương là hoạt động thường xuyên và nổi bậc của Viện NCPT ĐBSCL, nhằm giúp nông dân và cán bộ địa phương lĩnh hội kiến thức mới nâng cao hiệu quả sản xuất và công tác chuyên môn.
  • Với đặc thù nghiên cứu đa ngành, Viện NCPT ĐBSCL nói riêng và Trường ĐH Cần Thơ nói chung, giới thiệu nhiều cán bộ có trình độ cao, thuộc các chuyên ngành khác nhau, tham gia công tác huấn luyện nhằm nâng cao tính liên ngành trong các hoạt động và nghiên cứu phát triển.
  • Thông qua các lớp tập huấn, nông dân được tiếp cận và ứng dụng kiến thức về chọn tạo giống lúa, kỷ thuật canh tác lúa, hệ thống canh tác kết hợp, quản lý kinh tế hộ,...
  • Chương trình nâng cao năng lực cán bộ địa phương đã và đang góp phần thiết thực vào quá trình phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL.

 

2. Các khóa tập huấn thực hiện trong năm 2011
  • Hướng dẫn viết đề án xây dựng nông thôn mới & QHNN
  • Tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng NTM, công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai chương trình
  • Chức năng nhiệm vụ của BCĐ cấp huyện và BQL cấp xã- Cơ chế huy động nguồn lực & Quản lý tài chánh ngân sách nhà nước trong chương trình xây dựng NTM
  • Bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH cho cán bộ tỉnh Sóc Trăng
  • Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM
  • Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
 
3. Các lĩnh vực đã tập huấn trong thời gian qua:

Cho nông dân:

  • Chọn tạo giống lúa
  • Kỷ thuật canh tác lúa
  • Phát triển kỷ thuật mới có sự tham gia (PTD)
  • Hệ thống canh tác kết hợp (VAC)
  • Quản lý kinh tế hộ

Cho cán bộ địa phương:

  • Chọn tạo giống lúa
  • Kỷ thuật canh tác lúa
  • Khuyến nông có sự tham gia (PTD)
  • Hệ thống canh tác kết hợp
  • Quản lý tài nguyên đất và nước
  • Xây dựng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP
  • Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
  • Kỷ năng truyền đạt
  • Quản lý hợp tác xã
  • Quản lý kinh tế hộ
  • Xây dựng và quản lý dự án
  • Thu thập và phân tích số liệu
  • Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
  • Phân tích và hoạch định chính sách
  • Liên kế "4 nhà" và phát triển "Tam Nông" các địa phương

Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL chính thức được thành lập theo quyết định số 269/QĐ-ĐHCT.TCCB ngày 24-03-2005 cuả Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ.

Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL với chức năng nhiệm vụ: Đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu,chuyển giao và tư vấn khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu đào tạo sinh viên, cán bộ kỹ thuật và các nhu cầu sản xuất của nông dân khu vực ĐBSCL; từng bước tối ưu hoá hiệu quả các hệ thống nông nghiệp trên các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, hướng nông dân khai thác, quản lý hợp lý và bền vững theo hướng công nghiệp hoá sản xuất, hiện đại hoá nông thôn vùng ĐBSCL và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Tính đến nay, Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã qua nhiều lần đổi tên với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể phù hợp với các giai đoạn và bối cảnh phát triển của xã hội như:

  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác Đồng bằng sông Cửu Long, theo quyết định số 2960/GD&ĐT ngày 26/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL, theo quyết định số 3186/TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24/12/1991.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác Trường Đại học Cần Thơ, tháng 3/1988.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa ĐBSCL trực thuộc Khoa Trồng trọt, Trường Đại học Cần Thơ, năm 1981.
  • Bộ môn Cây lúa - Khoa Trồng Trọt, Trường Đại học Cần Thơ, năm 1976.

 

Những thành tựu Viện đạt được:

Có thể nói những thành tích nổi bật mà Viện NCPT ĐBSCL đạt được là được các địa phương ở ĐBSCL đánh giá cao về phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn, tạo được uy tín với các tổ chức trong nước và quốc tế. Một số thành tựu nổi bật về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khuyến nông và phát triển nông thôn trong quá trình hoạt động của Viện như sau:

 

1. Về đào tạo - huấn luyện
Những năm qua, Viện đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo sinh viên cho các Khoa và các Trường trong khu vực. Cán bộ giảng dạy của Viện đã chấp hành và thực hiện tốt các nội quy, quy định của Trường trong công tác đào tạo. Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy 2 chiều, kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực hành. Thường xuyên cập nhật giáo trình, bài giảng. Sử dụng các thông tin từ kết quả nghiên cứu, tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng vào bài giảng nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức mới, sát với thực tiễn địa phương ĐBSCL.
- Tham gia đào tạo cho nhiều thế hệ sinh viên các bậc Kỹ sư, Thạc sỹ ngành nông học và trồng trọt. Đặc biệt, Viện đã hoàn tất đề án mở ngành học mới “Phát triển Nông thôn” bậc đại học và cao học được Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) chấp thuận và tuyển sinh vào năm học 2006-2007.
- Bên cạnh việc giảng dạy chính quy và ngoài chính quy, huấn luyện về phương pháp và kỹ thuật cho cán bộ địa phương và nông dân cũng là một trong những hoạt động quan trọng của Viện. Trong những năm gần đây, Viện đã tổ chức và huấn luyện ngoại khoá, với nhiều chuyên đề khác nhau cho hàng chục ngàn nông dân và cán bộ địa phương.

 

2. Về nghiên cứu khoa học
- Tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, cấp Tỉnh và cấp đơn vị (hàng năm, thực hiện khoảng 30 đề tài nghiên cứu khoa học).
- Thực hiện và điều phối hàng trăm đề tài nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong khuôn khổ của những chương trình, dự án hợp tác quốc tế và trong nước. Các kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã mang lại những kết quả thiết thực phục vụ nhu cầu sản xuất và phát triển nông thôn ĐBSCL và các vùng khác trong nước; Phương pháp khuyến nông theo hướng hệ thống canh tác, phương pháp tiếp cận "từ cơ sở lên" (bottom up approach) đã được giới thiệu và phổ biến trong Mạng lưới Nghiên cứu hệ thống canh tác Việt Nam do Viện sáng lập và điều phối.
- Đặc biệt từ năm 1977 đến 2006, Viện đã chọn tạo được trên 50 giống lúa cao sản ngắn ngày, 18 giống trung vụ đưa ra sản xuất đại trà, có 13 giống lúa được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia và hiện đang phóng thích nhiều giống lúa triển vọng. Một số giống lúa như: MTL250, MTL364, MTL392, MTL422, MTL325, MTL384.... có năng suất cao, có mùi thơm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhiều vùng sinh thái ở ĐBSCL, và được nông dân rất ưa chuộng, trồng nhiều ở Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang....
- Ứng dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa, được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật, áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL
- Viện đã đề xuất được các mô hình có hiệu quả kinh tế và bền vũng như mô hình lúa-cá chăn nuôi kết hợp, mô hình lúa-cá giống vùng nước ngọt của ĐBSCL, mô hình sản xuất nông-thủy sản trong mùa nước nổi…, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập, tận dụng lao động nhàn rỗi trong nông thôn;
- Giúp phụ nữ nông thôn xoá đói giảm nghèo, giúp vốn cho phụ nữ sản xuất và tiết kiệm và tư vấn kỹ thuật cho các mô hình: lúa, tôm, cá, gừng;
- Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế - xã hội như Ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân vùng ĐBSCL; Đánh giá tác động của việc chuyển đổi các hệ thống canh tác đối với kinh tế xã hội ở các vùng khác nhau ở ĐBSCL; Đánh giá các tác động của chính sách đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn ở các vùng sinh thái ở ĐBSCL; Đánh giá tác động của sự đô thị hóa đến sinh kế người dân nông thôn, Phân tích tình hình nghèo đói ở ĐBSCL; Đánh giá hiện trạng về kinh tế-xã hội cộng đồng người Khmer. Đã kiến nghị các giải pháp thích hợp góp phần tích cực phục vụ sản xuất, tăng năng suất, giảm chi phí, và đặc biệt là góp phần vào công cuộc phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo cho các tầng lớp nhân dân tại nhiều địa phương, trong đó có cộng đồng người Khmer.
- Viện đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý như: giải thưởng “Bông lúa vàng”, “Bạn nhà nông-vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam 1996-2000” của Bộ NN-PTNT, giải thưởng Thương hiệu vàng chất lượng phục vụ NN&PTNT 2006 của Bộ Nông nghiệp, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và Bạc Liêu tặng CBCC Viện “Có thành tích đóng góp xuất sắc trong công tác xã hội hoá công tác giống tại địa phương”; và nhiều giấy khen, bằng khen tập thể và cá nhân lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua,....

 

3.Tư vấn phát triển - Khuyến nông
- Viện NCPT ĐBSCL đã coi trọng công tác sản xuất giống tác giả, nhân giống ở các cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng. Liên tục trong 30 năm qua, Viện đã phân phối hàng trăm tấn lúa giống (các cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, và xác nhận) để hỗ trợ cho nông dân các tỉnh ĐBSCL.
- Viện đã cung cấp hàng ngàn tài liệu bướm, tài liệu về kỹ thuật canh tác lúa, pháp lệnh giống cây trồng, chính sách giống… đến nông dân các tỉnh ĐBSCL. Đồng thời, Viện đã tăng cường các hoạt động huấn luyện, để chuyển giao những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ĐBSCL.
- Cán bộ đầu ngành của Viện đã tham gia tư vấn, điều phối, chủ trì các chương trình, dự án, đề tài phát triển nông thôn. Các chương trình, dự án nổi bật như:
+ Dự án Tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở ở ĐBSCL do VVOB (Bỉ) tài trợ, đã thiết lập phương pháp khuyến nông mới (PTD), hỗ trợ hoạt động khuyến nông địa phương và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, nhờ đó kỹ năng khuyến nông của CBKN được cải thiện và nâng cao, giúp cho hoạt động khuyến nông địa phương có hiệu quả hơn, hướng đến đáp ứng nhu cầu của cộng đồng nông dân địa phương.
+ Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học - CBDC: Viện liên kết chặt chẽ với các cơ quan nông nghiệp các tỉnh trong hoạt động “xã hội hóa công tác giống”, xây dựng mô hình sản xuất và trao đổi lúa giống tại 57 cộng đồng với 1.584 nông dân tham gia. Những cộng đồng này, đã sản xuất và phân phối với số lượng giống là 15.000 tấn/năm, góp phần giải quyết tốt nhu cầu giống lúa chất lượng cao cho sản xuất ở ĐBSCL.
+ Dự án phát triển kinh tế Bắc Vàm Nao (Úc), đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội để tiến tới quản lý tài nguyên vùng dự án Bắc Vàm Nao một cách bền vững, đa dạng hoá sản xuất, tiếp cận thị trường, tín dụng, và thể chế hóa tham gia 4 nhà, hỗ trợ các đơn vị kinh tế và các tổ chức của nông dân.
+ Dự án nâng cao đời sống tỉnh Trà Vinh (CIDA): góp phần nâng cao năng lực cán bộ địa phương và cộng đồng, đề xuất các giải pháp và chiến lược phù hợp cho phát triển, nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân tỉnh Trà Vinh.
+ Dự án định chế tổ chức sống với lũ tại Tiền Giang và Đồng Tháp, do tổ chức OXFAM tài trợ đã đề ra các giải pháp toàn diện về giảm thiệt cho vùng lũ Tiền Giang và Đồng Tháp, giảm bớt khó khăn do thiên tai cho người dân
+ Tham gia thực hiện dự án “Nâng cao an sinh đời sống của người dân tộc Khmer và nông dân nghèo Việt Nam ở khu vực nông thôn ĐBSCL” (TRIAS - Bỉ); và Tham gia thực hiện dự án “Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác lúa-cá-vật nuôi tổng hợp tại Cờ Đỏ” góp phần phát triển nông thôn ĐBSCL.
+ Ngoài ra, các cán bộ Viện còn tham gia các chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông”, tham gia các chương trình giao lưu với nhà nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế nông hộ tại các tỉnh ĐBSCL.
- Mặt khác, Viện đã tổ chức triển lãm tại Cần Thơ và Sóc Trăng với nhiều nội dung và hình thức phong phú góp phần cung cấp thông tin, tư vấn kỹ thuật, giải đáp những thắc mắc về nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân.


4. Về hợp tác trong nước và quốc tế
Viện NCPT ĐBSCL có truyền thống rất tốt trong quan hệ hợp tác với các tỉnh ĐBSCL và cả nước, trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông và phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, Viện có mối quan hệ hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ (UNDP, FAO, IRRI, CIDA, OXFARM, SAREC, IDRC, DANIDA, JIRCAS, JICA, CARE, CIRAD, SEARICE, VVOB, TRIAS...) và nhiều Trường Đại học danh tiếng trên thế giới (Đại học Sydney, Akansas, AIT, Chaing Mai, Wagenigen, Tokyo, Kyoto, MIE, RMIT….) thông qua các chương trình dự án nghiên cứu phát triển. Việc mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức này đã giúp Viện NCPT ĐBSCL có cơ hội thực hiện nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, ứng dụng có hiệu quả trong điều kiện ĐBSCL, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống nông dân và sự phát triển của vùng và qua đó năng lực quản lý và thực hiện dự án của cán bộ Viện được củng cố và nâng cao.
Tóm lại, Viện NCPT ĐBSCL - Trường ĐHCT là một trong những đơn vị đã đóng góp những thành quả của mình vào công cuộc phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, chuyển giao công nghệ cho xã hội. Viện NCPT ĐBSCL được nhiều nơi, kể cả trong nước và trên thế giới, biết đến như là một Viện đa ngành, năng động đang phát triển. Do đó, với yêu cầu phát triển xã hội và xu thế phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL, Viện NCPT ĐBSCL sẽ càng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển ở vùng này 

1. Báo cáo đăng tạp chí

  • Phương thức quản lý ảnh hưởng hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông cửu Long.

    2015   Lê Cảnh Dũng      Võ Văn Tuấn      Phạm Thị Nguyên

     

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của cán bộ cấp cộng đồng tham gia tiến trình xây dựng xã nông thôn mới tại TP Cần Thơ. Tạp chi Khoa học Đại học Cần Thơ.

    2015   Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt      Lâm Huôn      

     

  • Phân tích chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.

    2015  Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt      Dương Ngọc Thành      

     

  • Thực trạng kênh phân phối nếp tại hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.

    2015   Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt     

  • Phân tích chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp

    2015   Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt      Dương Ngọc Thành       Từ Kim Trang và Trần Hoàng Khoa

  • Phân tích chuỗi giá trị ớt tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (38): 10-25.

    2015   Võ Thị Thanh Lộc       Nguyễn Thị Thu An, Huỳnh Hữu Thọ, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lâm Huôn và Lê Trường Giang

     

  • Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (36): 52-63

    2015   Nguyễn Hồng Tín      Võ Thị Thanh Lộc       Nguyễn Quang Tuyến, Võ Thành Danh, Võ Kim Thoa, và Châu Mỹ Duyên

     

  • Nghiên cứu và xây dựng khung năng lực cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (36): 52-63

    2015   Nguyễn Hồng Tín      Võ Thị Thanh Lộc      , Nguyễn Quang Tuyến, Võ Thành Danh và Võ Kim Thoa, 2015.

     

  • Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ , công chức thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (38)

    2015   Nguyễn Hồng Tín      Võ Thị Thanh Lộc      , Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim Thoa và Võ Thành Danh, 2015.

  • Ảnh hưởng của nguồn lực đến đa dạng sinh kế của nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (10). 2015   Võ Văn Tuấn      Lê Cảnh Dũng

  • Tăng trưởng đàn bò và vai trò của chăn nuôi bò trong phát triển kinh tế hộ ở cộng đồng người Khmer tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh (ISSN 1859-3488) Quí I - 2013, trang 21-28. Nguyễn Toàn Khoa    Nguyễn Thanh Bình     

  • Tình hình chăn nuôi heo ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 26 (2013): 213-218. Nguyễn Minh Thông    Nguyễn Thanh Bình      Bích Tuyền, và Đỗ Võ Anh Khoa

  • Quản lý và sử dụng tài nguyên nước ở cấp cộng đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và đề xuất cho tương lai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh (ISSN 1859-3488) Quí IV, 2012, trang 9-11.Nguyễn Thanh Bình      

  • Tăng trưởng nông nghiệp và đóng góp của vùng tứ giác Long Xuyên đối với đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1988-2011. Kỷ yếu “Hội thảo Khoa học 20 năm Khai thác, Phát triển Kinh tế Xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên”, ngày 22/11/2012, quyển I, trang 131-142. Nguyễn Thanh Bình      Đặng Kiều Nhân      

  • Nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh (ISSN 1859-3488) Quí IV, 2012, trang 34-41. Nguyễn Thanh Bình      

  • Vi nhân giống cây môn kiểng. No.15b.P106.Nhà xuất bản:ĐH Cần Thơ. 2011   Vũ Anh Pháp         NB Toàn

  • Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL năm 2009. Tạp chí NN & PTNT Số 9/2011, p.3-10. Võ Thị Thanh Lộc      Nguyễn Phú Son      

     

  • Phân tích kinh tế phục vụ liên kết vùng phát triển “tam nông”đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. ĐH Quốc Dần-Hà Nội. Số 168 (II). ISSN.1859-0012, tr. 53-59. Nguyễn Văn Sánh   2011  

  • Chính sách về chiến lược phát triển và thị trường thủy sản: Nghiên cứu trường hợp cá da trơn ĐBSCL, VN. Tạp chí Kinh tế Trường Đại học Quốc dân Hà Nôi. Số 41 (I). ISSN 18590020, tr. 74-96. Nguyễn Văn Sánh      2011

  • Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: Trường hợp Nghiên cứu ở An giang. Tạp chí Kinh tế Sinh thái. Số 39 (I) ISSN: 1859-2317, tr. 27-34

    Nguyễn Văn Sánh    2011

  • Vulnerability and adaptation to salinity intrusion in the coastal province of Travinh, Vietnam. In: Setiadi N, Birkmann J and Buckle P. (Eds). Disaster risk reduction and climate change adaptation: case studies from South and Southeast Asia. United Nations University, SOURCE publication No 14/2010, p32-39. Nguyễn Thanh Bình     

  • Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá

    Nhà xuất bản:Đại học Cần Thơ. 2010. Vũ Anh Pháp      Nguyễn Hoàng Khải         Huỳnh Như Điền

  • Đánh giá tính kháng đổ ngã của 12 giống lúa. Nhà xuất bản:Nông nghiệp. 2010. Vũ Anh Pháp      Nguyễn Hoàng Khải         NT Phượng và NM Chơn

  • Kích thích tính chịu mặn trên lúa bằng 24-epibrassinolide và CuCl2. P. 294-306. 2010. Nhà xuất bản:Nông Nghiệp. Vũ Anh Pháp      

  • Sinh kế và ứng phó với hạn hán của nguời dân ven biển vùng đồng bằng sông cửu long. Tạp chí NNPTNT. Số 6 (I). ISSN 0866-7020, tr. 121-126. 2010. Nguyễn Văn Sánh 

  • Ứng dụng Marker phân tử trong chọn giống lúa kháng rầy nâu. P61

    Nhà xuất bản:Đại học Thái Nguyên. 2009.   Bùi Thị Kim Vi, NTX Mai, TN Dũng, Vũ Anh Pháp

  • Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông Nghiệp &PTNT, số 134 tháng 5/2009, trang 3-8.Võ Thị Thanh Lộc      

  • Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp Chí NN và PTNT số 132 tháng 3/2009, trang 3-5. Võ Thị Thanh Lộc         Nguyễn Ngọc Châu

  • “Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long như thế nào”. Tạp chí Quản lý Kinh tế, Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế TW, Bộ Kế Họach và Đầu Tư, Số 26, tháng 5+ 6/2009, trang 32-42. Võ Thị Thanh Lộc      

  • Bệnh lem hạt lúa và ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của bệnh. Hội thảo Quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 8. Trang: 101-110. Nhà xuất bản:Nông Nghiệp. 2009.  Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy và Dương Ngọc Thành

  • Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở đồng bằng sông cửu long từ năm 1995 đến 2006. Tạp chí NNPTNT. Giấy phép 400/GP-BVHTT. ISSN 0866-7020. Số 8 (I), tr. 8-12. 2009. Nguyễn Văn Sánh      

     

  • An ninh lương thực, sinh kế và phát triên nông thôn ở Đồng bằng sông MEKONG. Nhà xuất bản Đại học Huế. Quyết định xuất bản số: 198/Q Đ-DHH-NXB, tr. 7-23. 2009. Nguyễn Văn Sánh     

  • Phân tích hiệu quả kinh tế; kỹ thuật và kinh tế của các hộ sản xuất rau an toàn ở vùng ngoại ô thành phố Cần Thơ”; Tạp chí nghiên kinh tế phát triển.

    Nhà xuất bản:NXB Đại Học Kinh Tế TP HCM. 2009. Nguyễn Phú Son     

  •  Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng xay xát của lúa gạo ở hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Tuyển tập công trình khoa học 2006, Trường ĐH Cần Thơ. Trang: 77-82.   Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy và Dương Ngọc Thành

 

2. Sách, chương sách, kỷ yếu

  • Giáo trình: Nguyên lý Phát triển Nông thôn. NXB Đại học Cần Thơ.  Lê Cảnh Dũng      Võ Văn Tuấn      Nguyễn Văn Sánh   2015    

  • Phân tích sinh kế: Lý thuyết và thực tiễn. NXB Đại học Cần Thơ. Võ Văn Tuấn      Lê Cảnh Dũng      2015

  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở phát triển cộng đồng. ĐHCT.  Huỳnh Quang Tín    2011

  • Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng dụng vào vùng ĐBSCL. 2009. Nguyễn Văn Sánh      

  • Giáo trình về nguyên lý phát triển cộng đồng và xây dựng xã nông thôn mới. 2009. Nguyễn Văn Sánh  

  • Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. 2007. Võ Thị Thanh Lộc   

  •  Evaluation of suitability, yield and nutrient contents of the animal-feed grasses cultivation on dikes of rice-fish system in the semi-deep area of the Mekong Delta. Scientific Journal of the Mekong Delta Development Research Institute-Cantho University (in Vietnamese). 2007. Nguyễn Văn Nhật      Nguyễn Thanh Bình      

  • Quản trị chất lượng sản phẩm thủy sản

    Võ Thị Thanh Lộc      

  •  Nghiên cứu thị trường nông thôn liên quan đến vấn đề giảm nghèo ở ĐBSCL”; Sách Mekong Delta Poverty Analysis; Trang 54-69; NXBYH-Licence: N0 4-13/XB-QLXB (Tiếng Anh); Năm 2005.Nhà xuất bản:YH-Licence: N0 4-13/XB-QLXB.Nguyễn Phú Son      

  • Bảo tồn nội vi tài nguyên cây trồng vì sự phát triển bền vững. 2004. Nhà xuất bản:Nông nghiệp. Vũ Anh Pháp     

  • Kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản:Thống kê. 2004 Nguyễn Phú Son      

  • Kinh tế quốc tế . Nhà xuất bản:Thống kê. 2002. Nguyễn Phú Son      

  • Theories and Strategies of Change. CLSU. 2001. Dương Ngọc Thành      

  • Theories of economics development on rural development, CLSU. 2001. Dương Ngọc Thành 

  • Nghiên cứu Marketing ứng dụng trong kinh doanh. 2000. Võ Thị Thanh Lộc     

  • Kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản:Thống kê. 2000. Nguyễn Phú Son     

  • Marketing căn bản. Nhà xuất bản:Đại học Cần Thơ. 2000. Nguyễn Phú Son      

     

3. Tạp chí khoa học Trường

 

  • Phân tích chuỗi giá trị Thanh Long tại Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (36): 10-22.

    Đoàn Minh Vương    Võ Thị Thanh Lộc      Huỳnh Vũ Kiệt, Nguyễn Thanh Tiến      2015

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (38d). Võ Văn Tuấn      Lê Cảnh Dũng    2015

  • Đánh giá tổn thương có sự tham gia: Trường hợp xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học (ISSN: 1859-2333), Trường Đại học Cần Thơ, Số 24b-2012, trang 229-239. Nguyễn Thanh Bình      Lâm Huôn, và Thạch Sô Phanh

  • Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng xơ tơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở ĐBSCL. Tạp Chí Khoa Học, Trường Đại Học Cần Thơ, Số 17b-2011, p.61-70.  Võ Thị Thanh Lộc       Nhóm nghiên cứu MDI

  • Kinh tế sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Global GAP tại ĐBSCL: nghiên cứu trường hợp HTX Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang. Kỹ Yếu Khoa học. Số 401-2011/CXB/19-21/NXB.ĐHCT. 40/QĐ-NXB.ĐHCT, 22/6/2011, tr. 187-196.  Nguyễn Văn Sánh     

  • Tích tụ đất đai và hiệu quả kinh tế theo quy mô đất đai trong nông thôn ĐBSCL: Trường hợp nghiên cứu ở An giang. Kỹ Yếu Khoa học Số 401-2011/CXB/19-21/NXB.ĐHCT. 40/QĐ-NXB.ĐHCT, 22/6/2011, tr. 177-186. Nguyễn Văn Sánh      

  • Chọn giống lúa có sự tham gia của nông dân ở ĐBSCL. Đại Học Cần Thơ, Vol. 9A, 2011: 156-165

    Lê Xuân Thái      Huỳnh Quang Tín      Ong Huỳnh Nguyệt Ánh

  • Tích tụ đất đai và hiệu quả kinh tế theo quy mô đất đai trong nông thôn ở ĐBSCL: trường hợp tỉnh An Giang. Số 15a, Tạp chí khoa học, ĐHCT.2010. Lê Cảnh Dũng     

  • Phân tích tác động kinh tế-xã hội và môi trường của hệ thống sản xuất lúa-tôm: trường hợp nghiên cứu mô hình đa tác nhân tại tỉnh Bạc Liêu. Số 16a, Tạp chí khoa học, ĐHCT. 2010. Lê Cảnh Dũng      C. T. Hoanh     C. Le Page     N. Gajaseni

  • An ninh lương thực quốc gia nhìn từ khía cạnh nông dân trồng lúa và giải pháp liên kết vùng và tham gia “4 nhà”. Tạp chí khoa học ĐHCT. Số 11 (I). ISSN:1859-2333, tr. 171-181. 2009. Nguyễn Văn Sánh     

  • Assessing the impact of farming systems’changes on socio-economic life in different agro-ecological zones of the Mekong Delta. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Dương Ngọc Thành      Phạm Hải Bửu    

     
  • Analysis of farmers’pangasius production in the Mekong Delta. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Từ Văn Bình  

  • Participatory agricultural extension in the Mekong Delta: the route and milestones in the process of institutionalization. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Nguyễn Duy Can      Nico Vromant

  •  Training for Participatory Technology Development (PTD) in the Mekong. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Nguyễn Thị Hoài Châu      Nguyen Duy Can, Nico Vromant.

  •  Influence of organic fertilizer on growth, yield and quality of MTL250 rice variety. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Nguyễn Kim Chung      

      
  • Influence of number times and dosage apply nitrogen fertilizers for MTL 325 variety. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Nguyễn Kim Chung      

  • Rice Seed Supply Systems In The Mekong Delta, Vietnam. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Hồng Cúc         Huynh Quang Tin, P. C. Sta. Cruz ,T. H. Borromeo2 and J. E. Hernandez

  • Promising Farming Systems in Flood Season in An Giang province . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Võ Văn Hà      Dương Ngọc Thành  

       
  • Participatory technology development (PTD) in the Mekong Delta, Vietnam. A case of Hoa Nghia’s farmer club, Hoa Nghia village, Cho Lach district ,Ben Tre province.. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Phạm Công Hữu      

  •  Shrimp Supply Chain Quality Management in the Mekong Delta, Vietnam – Problems and Measures. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Võ Thị Thanh Lộc      

  •  The effects of different nutrient inputs on trench water quality and yields of Trichogaster pectoralis polycultured with other fish species in intensive rice fields. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Thanh Bình      Nguyễn Văn Nhật

  •  Participatory Technology Development (PTD): Perception from farmers and extension workers. Scientific Journal of Can Tho University 2007.  Nico Vroman

  •  Suitability of six animal-feed grasses grown on dikes of rice-fish system in the semi-deep area of the Mekong delta. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Văn Nhật      Nguyễn Thanh Bình      

  • Practice uide book for rice research . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Phạm Thị Phấn     

  •  Effect of “BioGro” bio-fertilizer on rice growth and yield in the Mekong Delta. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Phạm Thị Phấn      Nguyễn Thành Tâm         Le Ro Son, Tran Van Con

  • Taro leaf blight management . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Vũ Anh Pháp      

  •  An assessment on economic return of rice-based farming systems in the fresh water zone of Go Cong - Tien Giang. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Trần Hữu Phúc       Pham Thi Pari, Nguyen Van Khang, Nguyen Duy Can

  •  The study on a labore movement in the sub-urban area by CanTho urbanization process . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Văn Sánh      Dương Ngọc Thành      

  • Assessment of the socio-economic aspects of fish pen farming on the rice field base in the flooding period . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Ngọc Sơn   

  •  Market Study of Cultured Pangasius from the Mekong Delta, Vietnam. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Phú Son      

  •  Aromatic rice varieties selection in the Mekong Delta (2005-2006) . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Thành Tâm      Lê Xuân Thái      

  •  Selection high yielding, short duration rice varieties in 2006. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Lê Xuân Thái      Trần Hữu Phúc      Nguyễn Thành Tâm      Nguyễn Hoàng Khải   

  •  The Effect of Agricultural structure Conversion has infuenced in Livelihood of People in the Mekong Delta. Scientific Journal of Can Tho University 2007. Dương Ngọc Thành      Võ Văn Hà      Phạm Hải Bửu      Nguyễn Công Toàn      

  •  

    Evaluation of rice grain quality of promising rice varieties in the Mekong Delta . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Nguyễn Hoàng Khải 

        
  •  

    Farmer bred rice varieties in the Mekong Delta: opportunity and challenge . Scientific Journal of Can Tho University 2007. Huỳnh Quang Tín   Nguyễn Hồng Cúc   

  • The Roles of Microfinance in Poverty Reduction in the Mekong Delta, Viet Nam Case study at Hoa An Commune, Phung Hiep District, Hau Giang Provinc . Scientific Journal of Can Tho Uiversity 2007. Võ Văn Tuấn      Dương Ngọc Thành      Nguyễn Văn Sánh

4.Bài báo đăng trong kỷ yếu Hội thảo - Hội nghị

 

  • Đánh giá nhu cầu lao động và đào tạo nghề nông thôn tại các quận huyện thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học cuả MDI. 2010. Dương Ngọc Thành, Trần Nhật Phương Diễm, Nguyễn Thị Phương Linh

  • Sử dụng vi khuẩn đối kháng để quản lý bệnh đốm vằn trên ruộng lúa. Hội thảo Quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 8. Trang: 67-72.

    Nhà xuất bản:Nông Nghiệp. 2009.    Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy và Dương Ngọc Thành

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hệ thống canh tác ở vùng nhiễm mặn của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Kỷ yếu “Hội thảo lần thứ nhất về phát triển hệ thống sản xuất lúa – tôm bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” tại Sóc Trăng ngày 26/9/2009, trang 37-48. Nguyễn Thanh Bình      Nguyễn Thị Thanh Tâm và Nguyễn Duy Cần

  • Vai trò của khuyến nông có sự tham gia trong phát triển cộng đồng – Nghiên cứu trường hợp tại câu lạc bộ khuyến nông Tam Sóc C1, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Kỷ yếu “Hội thảo khoa học Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long”, Trường Đại học Cần Thơ, trang 201-209. 2009. Nguyễn Thanh Bình    

  • Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng xay xát của lúa gạo ở hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Hội thảo Quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 5. Trang: 142-148.2006. Nhà xuất bản:Nông Nghiệp. Dương Ngọc Thành      

     

5. Báo cáo chưa xuất bản

  • Challenge of the “three reductions” program in Vietnam: potential role of biofertiliser technology. Paper presented at the BioGro project conference at HNU, Hanoi. 2007


  •  Farmer extension trials using BioGro for rice production in the Mekong Delta. Paper presented at the BioGroproject conference at HNU, Hanoi. 2007  Phạm Thị Phấn      and Sally Marsh

  •  Mekong delta rice farmers: from growers to breeders. Paper pesented at the CLRRI-IRRI International Conference “Better Rice, Better Environment and Better Life”, Can Tho, 7 September 2007

  •  Sluice gate operation, outcomes and trade-offs: BayFish - Bac Lieu, a model for integrated management of inland coastal resources in southern Vietnam. Final project report. CGIAR Water and Food Challenge Program project nº 10 “Managing Water and Land Resources for Sustainable Livelihoods at the Interface Between Fresh and Saline Water Environments in Vietnam and Bangladesh”. WorldFish Center, Phnom Penh, Cambodia. 76 pp. 2007 . Jantunen   Huỳnh Cẩm Linh         T., Baran, E., Chheng, P., Warry, F., Hoanh, C.T. and Binh, N.T

Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL có chức năng đào tạo song song với nghiên cứu ứng dụng và phát triển liên ngành. Viện thực hiện nhiệm vụ đào tạo từ đại học đến tiến sĩ dực trên nền tảng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ứng dụng, hỗ trợ định hướng chiến lược, chính sách và triển khai kế hoạch phát triển bền vững ĐBSCL và khu vực lân cận. 

Đối với ĐBSCL đến 2030, góp phần chuyển dịch nông nghiệp - nông thôn và cải thiện đời sống cư dân ĐBSCL, thích ứng với thay đổi môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Đào tạo

  • Tiến sĩ: Phát triển nông thôn
  • Viện tham gia mạng lưới đào tạo Thạc sĩ Quốc tế Phát triển Nông thôn (IMRD) với các trường ĐH ở Châu Âu, Mỹ và Á để trao đổi sinh viên, giảng viên và tham gia đào tạo tại Việt Nam. 

    Nghiên cứu khoa học và phát triển

    Tập trung vào 04 lĩnh vực:

    • Tài nguyên nông nghiệp: (1) sinh thái và đa dạng sinh học nông nghiệp, (2) hệ thống canh tác thích nghi, (3) nông nghiệp chính xác và đa chức năng, và (4) quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đa mục tiêu;
    • Kinh tế ứng dụng: kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên, kinh tế nông thôn, kinh tế chính sách và thể chế, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp chủ lực;
    • Quản trị và chính sách công: phát triển bền vững, giảm nghèo đa chiều, chuyển dịch nông nghiệp và nông thôn, chính sách và định chế công;
    • Liên kết phát triển: liên kết phát triển bền vững tiểu vùng/vùng, tăng cường năng lực, phát triển ngành hàng bản địa có lợi thế so sánh. 

     

    Thông báo

    Số lượt truy cập

    5598524
    Hôm nay
    Tuần này
    Tháng này
    Tất cả
    442
    4539
    21155
    5598524

    Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ
    Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    Số điện thoại:+84-292-3833256 - Fax : +84-292-3831270
    Email: mdi@ctu.edu.vn; Admin: ntthien@ctu.edu.vn